Di sản Giang_Trạch_Dân

Các nhà sử học và tác gia tiểu sử đã tranh luận về điều có thể được coi là "di sản Giang Trạch Dân". Giang muốn đó là Thuyết Ba Đại diện, gọi nó là một "tư tưởng quan trọng" trên lục địa, trở thành di sản tư tưởng của ông. Dù thuyết này đã được đưa vào cả trong Điều lệ Đảng và Hiến pháp cùng với Tư tưởng Mao Trạch ĐôngHọc thuyết Đặng Tiểu Bình, hiệu quả thực tế của nó còn chưa được xác nhận, và dường như nó đang mất ảnh hưởng trước các tư tưởng Viễn cảnh Khoa học và Xã hội hài hoà của Hồ Cẩm Đào bên trong Đảng. Giang đã gặp phải sự chỉ trích lặng lẽ bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc vì chú trọng vào phát triển kinh tế bằng mọi giá mà bỏ qua sự trả giá về môi trường, khiến khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo ở Trung Quốc càng tăng và khiến những người không được hưởng mấy từ thành quả phát triển kinh tế trở thành những người gánh chịu những hậu quả xã hội.[18]

Trái ngược lại, các chính sách của người kế nhiệm ông, Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo được nhiều người coi là những nỗ lực nhằm giải quyết những bất bình đẳng đó và chuyển từ chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế sang nhãn quan phát triển rộng hơn bao gồm cả các lĩnh vực phi kinh tế như sức khoẻ và môi trường.[19]

Ở trong nước, di sản và tiếng tăm của Giang cũng có nhiều tranh luận. Trong khi một số người coi giai đoạn tương đối ổn định và phát triển trong thập niên 1990 là công của Giang, một số người khác lại cho rằng ông đã không hành động nhiều để sửa chữa các sai lầm từ những cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, khiến thế hệ lãnh đạo tiếp sau phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, một số trong đó đã quá muộn để có thể giải quyết. Sự ám ảnh của Giang Trạch Dân với hình ảnh bên ngoài cũng đã gây ra một khuynh hướng các dự án hoành tráng khắp đất nước, các quan chức địa phương đã chi những số tiền khổng lồ vào các dự án xây dựng lớn và không cần thiết. Thuyết Ba Đại diện của Giang hợp thức hoá việc kết hợp tầng lớp kinh doanh tư bản mới vào Đảng, và thay đối lý thuyết nền tảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bảo vệ người nông dân và công nhân những người chiếm "đại đa số nhân dân", một uyển ngữ với mục đích gộp cả tầng lớp doanh nhân đang ngày càng phát triển. Những người chỉ trích mang tư tưởng bảo thủ bên trong đảng đã lặng lẽ phản đối hành động này, coi đó là sự phản bội tư tưởng cộng sản, trong khi những người cải cách ca ngợi Giang là một người có tầm nhìn xa trông rộng.[20]

Tuy nhiên, một hành động như vậy đã hợp thức hoá cho một tầng lớp trung gian giữa những nhà kinh doanh và tầng lớp lãnh đạo, vì thế kết nối một cách hữu hiệu giới lãnh đạo và những lợi ích tài chính, mà những người chỉ trích cho rằng làm tăng tình trạng lạm phát. Một số người đã cho rằng đây là phần di sản sẽ còn tồn tại lâu của Giang, ít nhất là về mặt hình thức, khi những người cộng sản còn nắm quyền lực.[21]

Nhiều nhà viết tiểu sử Giang Trạch Dân đã lưu ý rằng chính phủ của ông giống với một chính thể đầu sỏ trái ngược với một chính thể độc tài.[22] Rất nhiều chính sách của ông đã được gán cho các nhân vật khác trong chính phủ, chủ yếu là Chu Dung Cơ, người có quan hệ mật thiết với Giang, đặc biệt đã tuân theo quyết định của Giang đàn áp phong trào Pháp Luân Công.[23]

Giang thường được cho là nguyên nhâncủa những thắng lợi đối ngoại trong nhiệm kỳ của ông, nhưng cùng lúc ấy nhiều người Trung Quốc [24] chỉ trích ông vì quá khoan nhượng trước Hoa Kỳ và Nga. Vấn đề thống nhất Trung Quốc giữa lục địa và Đài Loan đã được bàn luận nhiều trong nhiệm kỳ của ông, và những cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển cuối cùng đã dẫn tới một thoả thuận Ba Liên Kết sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng bắt đầu được xây dựng ở thời cầm quyền của Giang, và đã được nhiều người dân Tây Tạng ca ngợi[25], dù một số người coi đó chỉ đơn thuần là một hành động chính trị.[26] Giang Trạch Dân cũng bị cáo buộc nhân nhượng trước Nhật Bản và Hoa Kỳ trong vấn đề ngoại giao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giang_Trạch_Dân //nla.gov.au/anbd.aut-an36684905 http://www.cosmopolis.ch/english/cosmo5/zemin.htm http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-03/0... http://jiangxi.jxnews.com.cn/system/2006/10/11/002... http://english.people.com.cn/data/people/jiangzemi... http://english.peopledaily.com.cn/200106/30/eng200... http://www.cctv.com/english/20070801/113223.shtml http://www.chinavitae.com/biography_display.php?id... http://www.chinese-tools.com/caricatures/jiang-zem... http://edition.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/09/...